Một món canh đặc sản có một không hai của núi rừng. Canh cua lá bép thơm phức mặn mòi không gì sánh nổi, canh cua rau đay phải cũng khó có thể ngon bằng.

Ngoài những loại thủy sản thiên nhiên có nhiều ở các khe lạch sông suối trên khắp rừng núi dọc theo miền Trung và Tây Nguyên như cá, lươn, ốc, ếch… dùng làm thực phẩm nuôi người, tăng thêm hương vị cho những bữa cơm đạm bạc thì con cua ở đây là món đặc sản của đồng bào khi nấu với những loại rau rừng tuyệt hảo, đó là món ăn có một không hai trên đất nước ta.

 

Lá bép

Trong những năm kháng chiến gian lao, khu năm, khu sáu là hai chiến khu vất vả, hy sinh nhiều nhất, ở đó khi nguồn lương thực bị cạn kiệt, hạn hán mất mùa, đường tiếp vận bị kẻ thù đánh phá ác liệt, đồng bào các vùng giải phóng như Đam Rông, Phi-sơ-Ron, Kor ở Trà Bồng… phải ăn củ mài, củ sắn, bắp chuối, măng rừng… thì lá bép lại là vị cứu tinh của những bữa ăn đạm bạc khô khốc này. Lá bép đã đi vào thi ca, đã sóng đôi cùng con người trên nhiều sân khấu lớn của cả nước, người Chill, Ê-đê, Kor… gọi nó là lá thịt gà, lá bột ngọt, bởi lẽ chẳng cần gia vị gì ngoài muối và nước, người ta có thể nấu nồi canh rau bép thơm phức ngon lành.

Thêm một quà tặng của thiên nhiên dành cho đồng bào nghèo khó nơi đây nữa là con cá sứt mũi, nó cũng là một món ăn đặc hữu huyền diệu. Người ta bắt loại cá này thật đơn giản với một sợi dây rừng mảnh cột gút một đầu còn đầu kia cột vào một que gì cũng được, không nhất thiết phải là cần trúc… rồi cứ thế ngồi câu bình thường, đây là cách câu cá đơn giản nhưng hiệu quả nhất thế giới, không mồi không lưỡi… Với nguồn nước trong, người câu chỉ chờ con cá táp vào nút gút là giật… và con cá tạp ăn này bị văng lên bờ… Loài cá này nhỏ và dài cỡ ngón tay út, thân trong veo như cá bống, xương mảnh và mềm như cá cơm… kho tiêu thì nhất, nhưng ở rừng tiêu và mắm cũng là đặc sản quý hiếm nên đồng bào thường quẳng vào nồi canh lá bép là thượng sách. Ngoài con cá này thì tri âm của món canh lá bép phải là loài cua đá có nhiều ở khắp rừng núi Tây Nguyên.

 

Con cua đá ở đây cũng lắm tên gọi, nhưng chỉ cần ra dấu và chỉ tay xuống suối thì ai cũng hiểu… Nhiều hôm trời đang oi bức thì mưa rừng về đột ngột, nước sông suối dâng nhanh vội vã, bầy cua đá phải bỏ hang mà chạy ngơ ngác lên bờ đỏ đỏ đen đen lúc nhúc… Có nhiều cách chế biến, nhưng nhanh nhất thì cũng chỉ tới món nướng trần giằm mắm é thơm tho hay chấm muối ớt cay nồng, còn chậm hơn một chút thì đem chúng ta giã dập lóng nước bỏ vỏ nấu sôi… rồi độn thêm lá bép hay măng rừng vào… thì ta sẽ có một món canh đặc sản có một không hai của núi rừng. Canh cua lá bép thơm phức mặn mòi không gì sánh nổi, canh cua rau đay phải gọi bằng cụ.

https://dacsanmiennam.net/wp-content/uploads/2012/10/la-bep.jpghttps://dacsanmiennam.net/wp-content/uploads/2012/10/la-bep-150x150.jpgAdmin 2Đặc sản Miền NamĐặc sản miền quêĐặc sản Tây NguyênMột món canh đặc sản có một không hai của núi rừng. Canh cua lá bép thơm phức mặn mòi không gì sánh nổi, canh cua rau đay phải cũng khó có thể ngon bằng. Ngoài những loại thủy sản thiên nhiên có nhiều ở các khe lạch sông suối...Tinh hoa ẩm thực miền nam Việt Nam