Nói đến Trà Vinh, có người nghĩ ngay đến bún nước lèo. Người ta còn nghĩ đến Trà Vinh khi nhắc đến trái quách – một loại trái cây tuy có vẻ thô nhám nhưng khi pha với đường và nước đá sẽ trở thành thứ nước giải khát khá tuyệt vời. Nhưng nói đến Trà Vinh ít người biết đến thứ quà “chân quê” có tên là bánh ống.

Trong tâm tưởng nhiều người vẫn nhớ cái gánh bánh ống của bà dì ngồi bán ở lề đường phố chợ những ngày còn thơ ấu. Gian hàng ấy chỉ là một cái gánh, một bên có chiếc nồi đất mà nắp nồi là một miếng gỗ tròn bên trên “mọc” hai cái ống bằng trúc đường kính cỡ đồng xu, dài khoảng một gang tay.

Nói đến Trà Vinh, có người nghĩ ngay đến bún nước lèo. Người ta còn nghĩ đến Trà Vinh khi nhắc đến trái quách – một loại trái cây tuy có vẻ thô nhám nhưng khi pha với đường và nước đá sẽ trở thành thứ nước giải khát khá tuyệt vời. Nhưng nói đến Trà Vinh ít người biết đến thứ quà “chân quê” có tên là bánh ống.

Trong tâm tưởng nhiều người vẫn nhớ cái gánh bánh ống của bà dì ngồi bán ở lề đường phố chợ những ngày còn thơ ấu. Gian hàng ấy chỉ là một cái gánh, một bên có chiếc nồi đất mà nắp nồi là một miếng gỗ tròn bên trên “mọc” hai cái ống bằng trúc đường kính cỡ đồng xu, dài khoảng một gang tay.

Dì vốc một nắm bột gạo trong lòng bàn tay, mấy ngón bàn tay kia vén khéo khều cho bột lọt gọn vào lòng ống, ở giữa có cái que tre lú lên. Rồi dì đậy nắp lại bằng một đồng xu (hoặc một miếng thiếc) có soi lỗ để ghim vào que tre.

Khói bếp bay tản mạn quanh cái gánh bánh của dì và hơi nước trong chiếc nồi đất bốc lên một mùi thơm đến khó cầm lòng! Chẳng mấy chốc bánh chín, dì lấy đồng xu ra, kéo nhẹ chiếc que, cả chiếc bánh ra theo, đặt nằm hờ trên tấm lá chuối cầm sẵn ở tay kia.

Khẽ bóp tấm lá chuối giữ bánh lại trong lòng bàn tay, tay kia dì kéo đầu dưới chiếc que rời khỏi thân bánh thật nhanh. Thế là chiếc bánh tròn dài, trắng tinh như bông bưởi, nằm bật nổi trên nền lá chuối xanh màu ngọc thạch, gợi thèm. Cắn nhẹ một miếng, cảm giác chiếc bánh xốp như chiếc bánh bò bông tan dần trên đầu lưỡi.

đặc sản miền nam việt nam
đặc sản miền nam việt nam

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó. Mùi thơm của nước cốt dừa beo béo hòa trong vị ngọt không thể thiếu của đường cát trắng từ từ thẩm thấu trong vòm miệng. Ăn một cái chưa thỏa, phải ăn thêm vài ba cái nữa.

Giá cả chẳng là bao vì bánh ống là loại bánh dân dã. Qua thời gian, chiếc bánh nhỏ xinh ngày xưa nay đã thay hình đổi dạng: có đường kính to gấp đôi, lại có màu xanh lá dứa.

Chưa hết, nay người ta còn chấm bánh ống với muối mè để tăng thêm hương vị. Ăn cũng ngon nhưng ngán vì chiếc bánh quá to và mất đi mùi vị nguyên thủy của nó. Những khi có dịp đến Trà Vinh, bạn nên “tranh thủ” tìm gánh bánh ống mà ăn cho biết.

Tìm về bánh ống xứ Trà Vinh / www.xaluan.com

Không ồn ã phô trương, bánh ống lặng lẽ đi vào trí nhớ của mỗi người con xa quê, hay của những du khách một lần ghé qua như một cái tình nhẹ nhàng của người Khmer Nam Bộ…

Lang thang trên đường phố Sài Gòn, gần ngã tư Phú Nhuận, hẳn bạn sẽ có dịp nhìn thấy những chiếc bánh được xếp lớp thành hình những chiếc ống tròn đều tăm tắp. Người ta bảo muốn ăn bánh ống phải về đất Trà Vinh mới cảm nhận hết vị ngon ngọt mịn màng… Bánh ống ở Sài thành thì tôi đã có dịp thưởng thức qua, đúng là rất ngon, nhưng có lẽ ở nơi mà nó được sinh ra thì mùi vị còn vượt xa hơn thế…

Tôi có người bạn thân quê gốc ở Trà Vinh, thấy cô ấy cứ xuýt xoa mỗi khi tôi hỏi han về món bánh ấy. Cô ấy bảo lý do người ta đặt tên cho nó là bánh ống cũng đơn giản thôi, vì bánh được hấp trong hai cái ống kim loại dựng đứng. Bánh được làm từ bột nếp, cho ra đời những cái bánh tròn đều hình ống, trông giản dị thôi nhưng phải cắn một miếng mới thấy hết vị ngọt ngào. Bánh ống là một món ăn vặt, ăn chơi của trẻ con (và cả người lớn cũng thích mê) ở đất Trà Vinh.

Không ồn ã phô trương, bánh ống lặng lẽ đi vào trí nhớ của mỗi người con xa quê, hay của những du khách một lần ghé qua như một cái tình nhẹ nhàng của người Khmer Nam Bộ…

Chờ một ít phút sau, bánh chín, người bán sẽ cầm hai chiếc que rút cả cái bánh đặt lên mâm có lót sẵn lá chuối. Rút hai que ra là đã có hai cái bánh ống nóng hổi và dậy mùi thơm phức. Cứ thế, cứ thế, từng chiếc bánh ống màu trắng và hơi trong lần lượt ra đời… Khi khách đến mua, người bán sẽ rạch một bên chiếc bánh và cho vào từng muỗng nhỏ cơm dừa nạo trắng muốt, thêm muối mè rồi gói lại bằng lá chuối cho nhân khỏi rơi ra.

Những chiếc bánh ống tròn dài, trắng tinh cùng mùi khói bếp tỏa ra nơi gánh hàng rong khiến ai đi ngang cũng đều bị cuốn hút bởi mùi thơm phảng phất… Bánh ống tựa màu bông bưởi, nổi trên cái nền xanh của tấm lá chuối, giản dị thôi mà đẹp đẽ lạ kì!

Nghe cô bạn tôi bảo, ngày xưa, ở quê chỉ có bánh ống màu trắng, về sau có thêm màu xanh của lá dứa, to gấp đôi và cũng rất ngon lành. Cái làm nên sự ngon lành cho bánh ống chính là bí quyết trộn bột nếp với đường và nước cốt từ dừa. Trộn làm sao cho thật khéo, thật vừa để bánh không quá ngọt, ống dẻo thơm nhưng không mất đi sự mịn màng tơi xốp. Thế mới biết, một chiếc bánh giản đơn nhưng phải qua bàn tay khéo léo mới hình nên vị…

Những chiếc bánh xốp mịn màng nếu được ăn nóng thì không còn gì bằng. Bạn cũng sẽ giống như tôi, cảm giác như hương vị của bánh ống đang thấm và tan dần trên đầu lưỡi. Vị ngọt vừa đủ của đường, hương béo của dừa, cái dẻo của bột nếp lẫn trong mùi thơm từ lá dứa tạo nên một cảm xúc khó quên! Một miếng bánh nhỏ thôi nhưng chứa cả sự ngọt ngào, beo béo và vị mặn mà từ những muỗng muối mè thơm phưng phức…